Bắt bệnh của bé qua tiếng khóc dành cho các ông bố bà mẹ – BEBU bình sữa, bình ti, bình tập bú, bình tập ti tốt nhất hiện nay
 

Bắt bệnh của bé qua tiếng khóc dành cho các ông bố bà mẹ

Ngày:16/08/2018 lúc 16:46PM

Chỉ chăm chăm dỗ trẻ nín khóc sẽ chẳng ăn thua nếu bố mẹ không "bắt bệnh" chuẩn xác xem trẻ khóc vì lý do gì.


Tiếng khóc của trẻ nhỏ luôn khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu, thậm chí là tức giận, ức chế. Dù vậy, hãy luôn cố gắng và bình tĩnh mới có thể dỗ con nín khóc. Chỉ cần có các biện pháp thích hợp, không la mắng, trách móc trẻ thì chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết.



Bé giao tiếp thế nào


Bé sơ sinh được sinh ra với khả năng giao tiếp bằng tiếng khóc. Tiếng khóc của bé thường cho mẹ biết rằng bé đang không hài lòng về việc gì đó, ví dụ: bé đang đói, tã của bé bị ướt, chân của bé bị lạnh, bé thấy mệt mỏi, bé muốn được mẹ bế và dỗ dành,...


Mẹ có thể nhận diện nhu cầu của bé thông qua tiếng khóc của bé, tất nhiên không phải mẹ nào cũng có thể phân biệt ngay các tiếng khóc khác nhau, nhưng ở cạnh bé một thời gian, mẹ sẽ tự nhận ra.


Bé cũng có thể khóc khi cảm thấy bị kích thích quá mức, do âm thanh và tiếng động quanh bé, cũng có thể bé khóc mà chẳng có lý do gì. Do vậy, nếu bé khóc và mẹ đã dỗ dành mà bé không chịu nín khóc, thì mẹ hãy nhớ rằng khóc chính là một cách bé giải toả những stress của mình.


Mặc dù khóc là cách giao tiếp chính của bé sơ sinh, nhưng bé cũng có thể nói chuyện với mẹ bằng tiếng ưa.


Bé sơ sinh có thể phân biệt giọng nói với những âm thanh khác. Hãy quan sát cách bé phản ứng với giọng của mẹ, giọng của mẹ tạo cho bé cảm giác khác hẳn những giọng nói hay âm thanh khác, bởi nó luôn đi cùng với sự chăm sóc dành cho bé, như là cho ăn, ủ ấm hay vuốt ve.


Nếu bé đang khóc trong nôi, mẹ cất giọng nói chuyện với bé, bé sẽ nhanh chóng nín khóc. Khi mẹ nói với giọng âu yếm, bé sẽ chăm chú lắng nghe. Các bé sơ sinh thường chưa thể kết hợp nghe với nhìn, nhưng nếu mẹ để gương mặt lại sát gương mặt bé, bé sẽ chăm chú quan sát mẹ khi mẹ nói. Bé cũng có thể ư a trong cổ và động đậy tay chân hoặc có những cử chỉ nào đó để phản ứng lại mỗi khi mẹ nói.


Trong tháng đầu tiên, hầu hết các bé sẽ nở nụ cười đầu tiên - nụ cười có ý thức, nụ cười mang tính xã hội. Đó là một kỹ năng giao tiếp của bé.


Mẹ nên làm gì?

Ngay khi bé ra đời và bác sĩ đặt bé vào lòng mẹ, mẹ hãy bắt đầu giao tiếp với bé bằng cách trao đổi ánh mắt, giọng nói, sự vuốt ve bé. Bé sẽ nhanh chóng cảm nhận thế giới xung quanh qua những giác quan của mình.


Vài ngày sau sinh, bé sẽ trở nên quen thuộc với me và sẽ tập trung nhìn vào gương mặt mẹ. Thính giác và xúc giác là hết sức quan trọng trong sự phát triển của bé.


Bé rất tò mò về âm thanh nhưng lại càng tò mò hơn về những giọng nói. Mẹ hãy nói chuyện với bé bất cứ lúc nào có thể. Dù bé không hiểu những gì mẹ nói nhưng giọng nói ấm áp, bình an của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn. Ngoài ra, mẹ nên hôn bé thật nhiều.


Giao tiếp với bé sơ sinh là để đáp ứng những nhu cầu của bé. Hãy đến với bé bất cứ khi nào bé khóc, đừng lo là quan tâm tới bé nhiều quá sẽ khiến bé "hư". Không bao giờ bé "hư" chỉ vì được mẹ quan tâm, bồng bế. Ngược lại, việc được mẹ quan tâm đến sẽ khiến bé nhận thấy rằng mình quan trọng và có ý nghĩa với mẹ.


Có những thời điểm mà mẹ đã làm đủ mọi cách mà bé vẫn khóc, đừng lo lắng, đừng thất vọng, có thể bé bị kích thích quá mức và muốn được khóc mà thôi.


Khi nào thì cần lo lắng?


Nếu bé khóc quá lâu hoặc tiếng khóc của bé trở nên bất thường, hoặc bé khóc và kèm theo những hiện tượng: giảm hoạt động, không chịu bú, thở bất thường, hãy đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bệnh lý gì hay không và sẽ chỉ định điều trị nếu cần. Dưới đây là một vài lý do khiến bé khóc kéo dài.


Bé bị ốm. Nếu bé khóc to hơn khi mẹ bế hoặc đu đưa bé, thì rất có thể bé bị ốm. Hãy đưa bé đi khám ngay.


Bé bị ngứa mắt. Bé có thể bị một vết xước trong mắt khiến bé ngứa và chảy nước mắt. Hãy cho bé đi khám.


Bé bị đau. Ví dụ như cái ghim để ghim miếng tã của bé bị tuột và đầu nhọn của nó chọc vào người bé khiến bé bị đau. Mẹ hãy thử tìm khắp người bé xem có vật gì khiến bé đau hay không, nhất là tìm ở những kẽ ngón chân, ngón tay của bé (nhiều khi một sợi tóc bị mắc ở ngón tay của bé cũng làm bé rất đau).


Giải mã tiếng khóc của trẻ và 9 cách để dỗ trẻ nín khóc trong vòng một nốt nhạc - Ảnh 1.

Tiếng khóc của trẻ dễ khiến các bố mẹ mệt mỏi, ức chế (Ảnh minh họa).


Một số đặc điểm trong tiếng khóc của trẻ


Bước đầu tiên để giải quyết bất kỳ vấn đề nào là tìm ra nguyên nhân. May mắn thay bố mẹ có thể đoán ra rất nhanh nguyên nhân khiến trẻ khóc. Hầu hết các vấn đề đều liên quan đến hoạt động thể chất. Có thể trẻ đói, hoặc bị đầy bụng. Khí trong bụng trẻ khiến cho bé cảm thấy căng tức và rất khó chịu.


Thông qua tiếng khóc của trẻ bố mẹ cũng có thể nhận biết được bé đang muốn gì và có thể cho trẻ ăn, sau đó thay tã lót, cố gắng cho trẻ ợ hơi…


Giải mã tiếng khóc của trẻ


Priscilla Dunstan, một bà mẹ người Úc đã giải mã được những điều bí mật trong tiếng khóc của đứa trẻ. Ý tưởng của Dunstan đã được chứng minh là khoa học vì nó dựa vào âm thanh của những tiếng khóc để biết được những gì trẻ cần.


Giải mã tiếng khóc của trẻ và 9 cách để dỗ trẻ nín khóc trong vòng một nốt nhạc - Ảnh 2.

Tìm được nguyên nhân khiến trẻ khóc sẽ giúp bố mẹ dễ dàng dỗ trẻ nín khóc (Ảnh minh họa).


- Khi trẻ đói: Trẻ sẽ chẹp chẹp cái miệng giống như khi trẻ đang bú mẹ.


- Khi trẻ buồn ngủ: Trẻ sẽ ngáp và điều trẻ cần lúc này là muốn được yên tĩnh và ngủ một giấc.


- Khi trẻ khó chịu trong người: Thể chất trẻ không thoải mái và có thể đang muốn tống khứ chất thải ra ngoài.


- Khí trẻ bị đầy hơi: Trẻ co đầu gối lên cao vì cảm giác đầy hơi ở bụng.


- Trẻ muốn ợ hơi nhưng không thể làm được: Trẻ thường la ầm lên sau khi ăn. Mẹ cần nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ dễ dàng ợ hơi.


9 tuyệt chiêu dỗ trẻ nín khóc


Nhìn vào những biểu hiện của trẻ thì bố mẹ cũng đoán được lý do vì sao trẻ khóc. Đừng la mắng trẻ giống như một cách để trút giận bởi bạn thấy ức chế với tiếng khóc đó mà bạn hãy cố gắng làm những việc sau.


- Cho đứa trẻ nằm trên bụng hoặc bên cạnh.


Giải mã tiếng khóc của trẻ và 9 cách để dỗ trẻ nín khóc trong vòng một nốt nhạc - Ảnh 3.


- Dỗ dành trẻ bằng những câu ru, lời nói dễ thương… với âm lượng vừa phải


- Rung và lắc đứa trẻ một cách nhẹ nhàng.


- Massage nhẹ nhàng cho trẻ để trẻ thấy thoải mái.


- Cho trẻ đi chơi loanh quanh trong căn nhà của bạn để đánh lạc hướng của trẻ vào những vật khác và quên đi lý do trẻ muốn khóc.


- Đưa cho trẻ một núm ti giả.


- Tắm cho trẻ.


- Cố gắng giữ cho đứa trẻ ngồi gọn trên tay và đưa đi đưa lại như cách của bác sĩ Robert Hamilton đến từ bệnh viện Nhi Pacific Ocean (Mỹ).


Nếu tất cả các biện pháp trên đều thất bại và bố mẹ cảm thấy bất lực không biết nên làm gì để trẻ nín khóc thì bạn cứ đặt trẻ vào nôi rồi đẩy trẻ ra ngoài chơi, không khí thoáng đãng bên ngoài sẽ khiến cho cả trẻ và bố mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.


Nguồn: Tổng hợp

Nguyễn Hồng Thúy
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN
Danh mục blog