Cai sữa cho bé - Làm thế nào cai sữa đúng cách và hiệu quả? – BEBU bình sữa, bình ti, bình tập bú, bình tập ti tốt nhất hiện nay
 

Cai sữa cho bé - Làm thế nào cai sữa đúng cách và hiệu quả?

Ngày:20/08/2018 lúc 13:30PM

Cai sữa cho bé là một trong những bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé để bé có thể bổ sung thêm thức ăn dặm, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cai sữa cho bé lại không hề dễ dàng, có nhiều bé sẽ bỏ bú ngay nhưng có nhiều bé nhất định không cai sữa dù mẹ đã dùng rất nhiều cách. Dưới đây là những hướng dẫn về cách cái sữa cho bé từ các chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ cai sữa hiệu quả nhanh hơn và không đau cho mẹ.


1. Hiểu đúng về cai sữa cho bé: Cai sữa cho bé được coi là một bước ngoặt lớn của trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển đầu đời. Đó là việc mẹ ngừng cho con bú trực tiếp sữa mẹ, có thể chỉ là ngừng bú mẹ ban đêm (gọi là cai sữa đêm) hoặc ngừng hẳn bú mẹ cả đêm cả ngày (gọi chung là cai sữa)


  • Có rất nhiều mẹ vì nhận thức được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sức khỏe của con nên chỉ cai bú chứ không tiến hành các cách cai sữa mẹ cho bé, tức là vẫn duy trì cho con uống sữa mẹ vắt ra bằng bình, bằng thìa hoặc bằng cốc chứ không bú trực tiếp.


  • Mọi bà mẹ sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ đều sẽ phải trải qua giai đoạn này, chỉ có điều thời gian cai tùy thuộc vào chính quyết định của mẹ, hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình.



2. Những dấu hiệu có thể cai sữa cho bé:

  • Có thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp, không cần dùng tay đỡ sau gáy.


  • Trẻ có thể ngồi vững, mà không cần sự trợ giúp.


  • Có sự vận động cơ hàm (nhai).


  • Trọng lượng cơ thể bé tăng gấp đôi so với khi mới sinh ra.


  • Có những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã được bú no sữa mẹ.


  • Bú mẹ lâu hơn so với bình thường.


  • Cho những vật mà bé tìm thấy vào miệng.


  • Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, bé thức giấc và quấy khóc do đói.


  • Bé biểu lộ sự tò mò khi trông thấy người khác ăn.


3. Những lưu ý trước khi cai sữa cho bé


– Mẹ không nên cai sữa khi bé bị ốm vì bé sẽ khó thích nghi với thay đổi mới, biếng ăn và dẫn đến còi xương.


– Mẹ cũng không nên cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng, thời tiết thay đổi, hay chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, bị nhiễm khuẩn, hay bị suy dinh dưỡng.


– Khi mẹ thực hiện cai sữa cũng cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé thay thế nguồn sữa mẹ.


– Cuối cùng các mẹ hãy thật kiên trì khi cai sữa cho con nhé


– Nên cai sữa khi bé được tầm 4 tháng tuổi: Khi bé được 4 tháng tuổi mẹ đã có thể tiến hành cai sữa cho bé. Tuy nhiên, thời gian này có thể sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu tiêu hóa cũng như thể trạng của từng bé. Nói chung, không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm.


Cai sữa cho bé là một nghệ thuật khó vì thế nếu muốn thành công, các mẹ phải có “chiến thuật” đúng đắn. Trước tiên, bạn nên cho con làm quen dần dần với sữa công thức để khi cai sữa mẹ hoàn toàn, bé có thể thích ứng được. Cũng cần chuẩn bị bình sữa và núm vú có kích cỡ đủ lớn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.


4. Các cách cai sữa cho bé hiệu quả:


Cai sữa hiệu quả và đúng cách nhất có khó không, nên cai như thế nào mới đúng và có hay không những diệu kế để giúp cai sữa đêm cho con, tất cả những câu hỏi thắc mắc tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ có lời giải đáp xác đáng vì có rất nhiều trường hợp bé con không chịu hợp tác, cứ liên tục quấy khóc khiến các mẹ thật sự cảm thấy mệt mỏi với tình trạng hiện đại, đó là chưa kể trẻ hay thức dậy vào buổi đêm, đòi bú ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của cả trẻ con lẫn người lớn, mọi trăn trở ấy sẽ được giải bày qua nội dung thông tin hôm nay để hỗ trợ các cặp vợ chồng phần nào trong giai đoạn khó khăn đầu đời này.


Theo ghi nhận từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ bỉm sữa hiện nay đó là, không nên cai sữa cho bé quá sớm, tốt nhất là chọn thời điểm cai khi bé đã được tầm độ 18 tới 24 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé con bắt đầu cứng cáp hơn, có thể làm quen dần tới việc ăn đặm theo từng độ tuổi nhất định.


Tuy nhiên cũng tùy vào những trường hợp các mẹ nên cai sữa cho trẻ sớm hơn  thời gian nêu trên vì biết đâu điều kiện nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp hay do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác tác động nữa nên nói chung là cần phải có sự hiểu biết rõ ràng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong các tình huống như thế để tránh tình trạng bé con bị thiếu hụt nghiêm trọng mọi dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ.


13 cách cai sữa cho bé:


  • Sử dụng thuốc mắc cỡ để cai sữa : Loại thuốc này được bán khá phổ biến ở các tiệm thuốc tây, màu đen, vị đắng. Mẹ nghiền với một chút nước cho ra hỗn hợp sền sệt, sau đó xoa đều lên xung quanh bầu ngực. Khi bé đòi bú, mẹ giở ti lên, bé nhìn thấy sẽ chỉ cười mà không bú, một phần do màu sắc, một phần do mùi vị. Trong thời gian bé không bú và đói, mẹ cho bé ăn dặm thêm thức ăn bên ngoài như sữa, phô mai, cháo…Đến tối, chắc chắn bé sẽ lại đòi ti mẹ, mẹ phải kiên trì không cho bé bú, tốt nhất nên tránh xa bé 1-2 đêm để bé quên đi chuyện bú ti. Đói quá chắc chắn bé phải ti bình hoặc ăn ngoài.


  • Hóa trang bầu ngực : Mẹ có thể tô son, vẽ hình lên bầu ngực thành những hình đáng sợ chẳng hạn, bé nhìn thấy sẽ không dám đòi ti mẹ nữa. Cách này khá phổ biến và được rất nhiều mẹ áp dụng thành công.


  • Bôi đầu ti bằng thuốc đắng cloxit : Đây là thuốc rất an toàn khi mẹ bôi lên đầu ti và trẻ vô tình ti phải. Mẹ mua thuốc này ở tiệm thuốc tây, sau đó nghiền nát với một chút nước cho ra hỗn hợp đặc sệt. Loạt thuốc này cực đắng, trẻ ngậm ti vào miệng sẽ nhả ra ngay lập tức, thậm chí nhiều bé còn khóc toáng lên vì đắng quá. Mẹ thực hiện 2-3 lần đều đặn, đúng vào cữ ti của bé khiến bé sẽ không dám đòi ti nữa.


  • Làm mất sữa : Có rất nhiều cách để mẹ làm mất sữa như uống thuốc hoặc ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá dâu,…Khi trẻ bú, thấy bầu vú mẹ không có sữa, trẻ sẽ không bú nữa. Thời gian đầu, mẹ sẽ cảm thấy hơi đau rát đầu ti vì bé cắn, kéo để cố cho sữa ra.


  • Xa bé vài ngày : Thời gian đầu, khi không tìm thấy mẹ bé sẽ đòi khóc, nhưng sau 2,3 ngày bé sẽ quen dần với sự thiếu hơi mẹ. Lúc này, bố sẽ cho bé ăn dặm, tập ti bình. Khi gặp lại mẹ chắc chắn bé sẽ quên đi chuyện đòi ti ngực mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp này các mẹ phải thật kiên trì và không được lung lay vì nhớ bé. Mẹ có thể đi làm từ sớm và về về thật trễ khi bé đã ngủ để bé không thấy mẹ.


  • Cho bé ăn nhiều lần trong ngày : Một số bé có thói quen thèm ti ngay cả khi đã no bụng, với những bé đó mẹ áp dụng những cách trên. Nhưng một số bé sẽ không đòi ti mẹ nữa khi bụng đã no. Vì vậy, bố có thể giúp mẹ cho bé ăn thật nhiều bữa trong ngày để bé không có cảm giác đói. Tuy nhiên, bố nhớ cho bé ăn những món dễ tiêu, thanh đạm để bé không bị ngán và đòi ti mẹ.


  • Dán băng dính đầu ti : Mẹ sử dụng băng dính loại lớn, dán đè lên đầu ti. Khi đòi ti, bé không tìm thấy đầu ti sẽ bỏ ngay ý định ti mẹ. Lúc này, mẹ tìm cách đánh lạc hướng bé để bé quên đi đầu ti của mẹ, nếu bé đói quá mẹ cho bé ti bình hoặc ăn dặm. Thời gian đầu, bé sẽ quấy khóc, mẹ chịu khó dỗ dành, ru bé ngủ và kiên quyết không mủi lòng cho bé ti lại.


  • Bôi dầu gió : Dầu gió cũng được rất nhiều mẹ sử dụng để bôi xung quanh bầu ngực. Bé ngửi thấy mùi hăng hắc và vị đắng của dầu gió sẽ không dám ti nữa. Ngoài ra, mẹ có thể bôi thêm các loại thuốc khác như thuốc xanh, thuốc đỏ…


  • Tập ngậm ti giả từ nhỏ : Khi trẻ được 3 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp cho trẻ ti mẹ và ngậm ti giả. Việc ngậm ti giả giúp bé quen hơn với việc rời bầu vú mẹ. Trong những lúc mẹ bận rộn, mẹ cho bé ngậm ti giả và tập luôn việc ti bình. Dần dần bé sẽ làm quen với bình sữa và cai ti mẹ lúc nào mẹ cũng không hay.


  • Bình giả, sữa thật : Một số bé khi đã lớn hơn chút sẽ không chịu ti bình vì hương vị khác với hương vị sữa từ bầu vú mẹ. Vì vậy, mẹ chịu khó vắt sữa vào túi dự trữ, mỗi lần bé đói, cho bé tu bình bằng sữa của mẹ. Như vậy, bé sẽ nhận thấy mùi vị sữa thật từ mẹ và làm quen dần với việc ti bình.


  • Bỏ một cữ bú : Bỏ qua một cữ bú trong ngày và quan sát phản ứng của bé. Bạn cần chuẩn bị một bình sữa thay thế từ chính sữa của bạn được hút ra bình, sữa công thức hoặc sữa bò (chỉ khi bé đã tròn năm). Lập lại việc này cùng thời điểm trong ngày liên tục trong 1-2 tuần để bé có thời gian thích nghi với thay đổi. Với cơ thể mẹ cũng vậy, cách này cũng giúp nguồn cung cấp sữa của mẹ tự điều chỉnh và giảm đi theo, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng sữa và viêm tuyến vú.


  • Giảm thời gian cho bú : Thay vì bỏ cữ bú, bạn hãy cho bé bú ngắn hơn trong mỗi cữ bú. Nếu bình thường mỗi cữ bé bú trong 5 phút, giờ bạn hãy thử chỉ cho bé bú trong 3 phút thôi. Thay cho khẩu phẩn sữa giảm đi do thời gian bú không đủ, bạn hãy bổ sung cho bé một cữ ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi) hoặc sữa công thức. Cữ bú tối trước khi đi ngủ là khó thay đổi nhất, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn, bé sẽ không thể ngon giấc nếu không được bú đủ.


  • Trì hoãn và làm trẻ phân tâm : Cách này chỉ áp dụng khi con bạn đã lớn (hơn 1 tuổi). Hãy đặt giới hạn cho mình chỉ cho bé bú đôi ba cữ mỗi ngày. Nếu bé tìm và đòi vú mẹ, hãy tìm cách trì hoãn với một lý do nào đó để làm bé phân tâm kèm với một lời hẹn sẽ cho bé bú sau. Chẳng hạn, nếu bé đòi bú mẹ vào ban chiều, bạn có thể hứa với bé rằng bạn sẽ cho bé bú trước giờ đi ngủ.


5. Lời khuyên của bác sĩ dành cho các mẹ trong việc cai sữa cho bé


  • Các bà mẹ cần biết rằng, việc cai sữa cho con trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật. Việc bổ sung quá sớm các thực phẩm khác rất dễ gây tiêu chảy cho bé do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu không thể cho con bú đến 24 tháng thì trẻ được 12 tháng tuổi mẹ mới nên cai sữa cho bé.


  • Với không ít bà mẹ, quyết định cai sữa cho con và thực hiện việc này không đơn giản. Sữa mẹ luôn là thực phẩm tốt cho con, có thể cho bé bú tới hơn hai tuổi. Nếu vì lý do nào đó phải cai cho con sớm hơn, cần chọn lúc bé khỏe mạnh, đã có thể ăn tốt các loại thực phẩm khác, không còn quá phụ thuộc vào sữa mẹ.


  • Sau khi lựa chọn được thời điểm, nên cai sữa từ từ cho trẻ, bằng cách giảm dần các cữ bú. Việc này giúp sữa mẹ giảm dần, đỡ bị ứ, tắc, đồng thời trẻ cũng làm quen với việc bú mẹ ít đi. Nhiều bà mẹ dù ít sữa, thậm chí gần như không còn sữa nhưng con vẫn “nghiện” bú do với trẻ không những cần được ăn no mà đó còn là phản xạ tạo cảm giác thỏa mãn, an toàn. Vì vậy, khi cai sữa cho trẻ, làm sao vẫn tạo cho con cảm giác được yêu thương, gần gũi với mẹ.


  • Các biện pháp như bôi thuốc, dầu đắng, cay vào đầu ti để bé sợ, không dám bú cũng có thể dùng nhưng cần đảm bảo những thứ này an toàn với trẻ, không nên dùng dầu cay nóng có thể gây nhiệt, bỏng miệng con. Khi sử dụng thuốc để bôi cũng cần hỏi kỹ loại nào không ảnh hưởng đến bé.


  • Trường hợp mẹ bị căng tức sữa, có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiêu sữa, nhưng không nên tùy tiện mua mà cần tư vấn ý kiến bác sĩ vì có thể có tác dụng không mong muốn. Việc bóp bớt sữa cho đỡ căng tức cần cân nhắc vì càng nặn sẽ càng kích thích sữa tiết ra.


  • Bạn cần cai sữa từ từ cho bé bất kể bé ở độ tuổi nào. Không nên đột ngột chấm dứt cho bé bú mẹ vì điều này có thể gây tổn thương cho cả bé và mẹ. Vì vậy, ý định trốn con đi đâu đó vài ngày để bé dứt bú không phải là một ý hay đâu, bạn có thể thử những cách sau thay cho ý tưởng có thể làm bạn đau khổ và day dứt vì đã “bỏ rơi” con (dù chỉ rất ngắn và vì con).


Có khá nhiều trường hợp do không cai được sữa cho con yêu nên dễ khiến mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, như vậy vô tình lại làm ảnh hưởng tới nguồn sữa tiết ra, chính vì vậy, lời khuyên chân thành cho bạn là từ giờ hãy mạnh dạn vận dụng tất tần tật mọi “diệu kế” cực hiệu nghiệm như chúng tôi đã chia sẻ, tin chắc hiệu quả thành công tới 99,9% và phần còn lại là tùy thuộc vào cách mẹ lựa chọn thời gian lý tưởng để thực hiện cai nữa thôi. Chúc mẹ nuôi con khỏe-dạy con ngoan. Đừng quên đồng hành và ủng hộ Bebu nhé!


Nguồn: Tổng hợp

Nguyễn Hồng Thúy
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN
Danh mục blog