Thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi – BEBU bình sữa, bình ti, bình tập bú, bình tập ti tốt nhất hiện nay
 

Thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Ngày:23/06/2018 lúc 10:20AM

Bé ở giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ thì bé cũng cần được bổ sung những chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm bên ngoài. Vậy chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này cần lưu ý những gì? 


Dinh dưỡng cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi


Ở giai đoạn này, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, tuy nhiên Mẹ vẫn có thể kết hợp hoặc thay thế các loại sữa ngoài khác cho bé khi Mẹ không đủ sữa cho bé bú.

Các bé trong độ tuổi này thường rất mau đói nên việc cho bú phải được diễn ra liên tục. Thông thường, nhu cầu sữa của bé mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng:

0-3 tháng: bú mẹ mỗi 1-3 tiếng hay 550 đến 1200ml sữa công thức

4-5 tháng: bú mẹ mỗi 2-4 tiếng hay 700 đến 1400ml sữa công thức

Mẹ có thể tham khảo những loại sữa bột cho bé tại đây



Dinh dưỡng cho bé từ 6 – 8 tháng tuổi


Sáng sớm: Mẹ hãy cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa bột

Bữa sáng: Sau khi dùng sữa mẹ hoặc sữa bột, Mẹ có thể cho bé ăn thêm ngũ cốc hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, chỉ nên từ 1-2 muỗng nhỏ thôi Mẹ nhé

Bữa tối: sữa mẹ và/hoặc sữa bột và 1-2 muỗng nước ép trái cây hoặc canh rau củ quả.

Nhu cầu sữa mỗi ngày trong giai đoạn này của bé thường trong khoảng: bú mẹ mỗi 3-4 tiếng hay 700 đến 1100ml sữa ngoài

Nhiều bé ở giai đoạn này vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho chế độ ăn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên cũng có bé ngay từ khi 7 – 8 tháng đã có thể bắt kịp nhịp ăn uống của chế độ này. Vì vậy, Mẹ hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chuẩn bị một cái muỗng làm chuẩn để đo lường thức ăn cho bé. Với những lần đầu, có thể bé chỉ ăn được ½ muỗng và khi bé đã dần quen với thức ăn mới, mẹ hãy tăng lượng lên dần dần nhé.



Dinh dưỡng cho bé từ 8 – 12 tháng tuổi


Sáng sớm: Mẹ hãy cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa bột

Bữa sáng: Vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài và trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những thực phẩm sau:

  • Bột ngũ cốc trẻ em: 1-2 muỗng canh
  • Nước trái cây hay củ quả: 4-6 muỗng canh
  • Sữa chua: 2 muỗng canh

Bữa trưa: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài và có thể kết hợp với:

  • Bột ngũ cốc trẻ em hay một số loại ngũ cốc khác như nui, cơm…: 2-4 muỗng canh
  • Thịt hay chế phẩm đạm thịt thay thế: 2-4 muỗng canh
  • Nước trái cây hay rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại và có thể hòa chung với ngũ cốc bé ăn. Ví dụ: cơm trộn với đậu và dùng kèm với nước sốt lê
  • Chế phẩm từ sữa: sữa chua hay phô mai

Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa ngoài và ăn dặm thêm:

  • Ngũ cốc như nui, cơm… : 2-4 muỗng can
  • Thịt/ chế phẩm thay thế thịt : 2 muỗng canh
  • Nước trái cây và/hoặc rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại, dùng riêng hay trộn với nhau.
  • Chế phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai


Thông thường, từ 5-6 tháng tuổi, các bé có thể bắt đầu ăn dặm với số lượng thực phẩm khác nhau. Một số bé 6 – 7 tháng có thể ăn 120 – 180gr thức ăn/ngày trong khi một số khác chỉ có thể dung nạp được 30 – 60gr/ngày.

Mẹ có thể dựa theo thực đơn gợi ý ở trên nhưng quan trọng Mẹ cần theo sát sự phát triển và thói quen ăn uống của bé cùng với sự tư vấn của bác sĩ khi cho bé làm quen với thức ăn mới. Và hầu hết các bé từ 9 -12 tháng tuổi sẽ cần bú mẹ mỗi 4-5 tiếng/lần hoặc 700 – 900ml sữa ngoài/ngày.

Hy vọng với những gợi ý trên, BEBU có thể Mẹ hoàn thiện được thực đơn dinh dưỡng cho bé bi của mình, giúp bé ngon miệng và ăn mau chóng lớn

 


Nguyễn Thanh Dũng
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN
Danh mục blog